Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
Có một chuyên gia đã khẳng định rằng, để cắt giảm chi phí, "chuyển đổi số là bắt buộc". Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận và được nhiều nhà may, doanh nghiệp may mặc trăn trở. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề chuyển đổi số cho nhà may này trong bài viết sau đây để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất.
Sự ra đời của nhu cầu chuyển đổi số tại các nhà may
Chuyển đổi số là việc đưa tất cả các công việc có thể lên xử lý bằng máy móc công nghệ thay cho sức lao động trực tiếp của con người. Với ngành công nghiệp may mặc, xu hướng chuyển đổi số đã diễn ra từ rất lâu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp SME, các nhà may nhỏ vẫn rất "ngại" trong vấn đề này. Vẫn còn tồn tại nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như "điều đó không thật sự cần thiết".
Nhưng đến thời điểm hiện tại, có thể nói, chuyển đổi số đã trở nên quá quen thuộc. Nhiều đơn vị đã bắt đầu phát triển phần mềm và giải pháp ERP để quản lý chuỗi cung ứng và vận hành nhà máy. Việc tích hợp các giải pháp này sẽ tối đa hóa sức mạnh của dữ liệu thu được và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất theo hướng mà doanh nghiệp/ lĩnh vực may mặc hiện đang phát triển.
Trong quy trình sản xuất và cung ứng của các nhà mày, giai đoạn chuẩn bị sản xuất (tìm nguồn cung ứng và chuẩn bị nguyên liệu) là khâu có mức độ kỹ thuật số hóa thấp hơn. Bởi chi phí nguyên liệu khác nhau giữa các thương hiệu và thời điểm. Giai đoạn sản xuất, và quản trị sau bán là quá trình chính được số hóa chú trọng nhất. Đây là các khâu quan trọng để quyết định nhà may của bạn có doanh số tốt hay không!
Nên hay không nên chuyển đổi số cho nhà may?
Chuyển đổi số, các nhà may nhận được gì?
Quản lý kho hiệu quả
Khó khăn của đa số các cửa hàng may mặc hiện nay nằm ở việc kiểm soát hàng tồn kho, chủng loại, size số... Đặc biệt tại các nhà may "kiểu cũ" việc kiểm soát kho, hàng hóa, mẫu mã, khách hàng tương ứng là không thể.
Vậy khi lượng hàng tồn kho quá nhiều, mất kiểm soát về chủng loại, size số... nhà may phải làm sao?
Chuyển đổi số bằng cách sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng may mặc giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống thông tin logic, dễ tìm, dễ kiểm soát. Tình trạng, hàng khách cần hàng nhưng không có hoặc tồn kho quá nhiều sẽ được khắc phục.
>> Xem thêm: Nguyên Tắc Bất Di Bất Dịch Trong Thiết Kế Quần Áo Nam
Quản lý tài chính hiệu quả
Nhầm lẫn trong việc quản lý tài chính. Đây là một trong những thực trạng thường thấy ở mỗi kỳ thống kê doanh thu hàng tháng tại các cửa hàng. Việc thống kê bằng sổ sách lạc hậu sẽ rất dễ "sai". Bởi quy trình ghi chép thiếu khoa học, quên quên nhớ nhớ, ghi chép thiếu cẩn thận.
Sử dụng các phầm mềm quản lý cửa hàng may mặc sẽ chấm dứt được tình trạng thất thoát này. Đó là nhờ toàn bộ thông tin về khách hàng, hàng hóa, số lượng, giá cả đều được cập nhập một cách chính xác. Cuối kì sẽ có những báo cáo cụ thể giúp đơn giản hóa cho bộ phận kế toán, nghiệm thu.
Vận hành nhà may hiệu quả
Quản lý truyền thống thường lỏng lẻo. Việc quản lý nhân viên cũng trở nên khó khăn. Liệu bạn có thể dám chắc nhân viên của bạn có tăng giá bán hay không? Liệu nhân viên có không in hóa đơn cho khách hay không? Bạn cũng có thể gặp trường hợp nhân viên bán cho khách nhưng báo là mình mua để được giảm chiết khấu chênh lệch.
>> Xem thêm: 7 Tiêu Chí Xác Định Phần Mềm ERP Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tốt Nhất
Quản lý khách hàng tốt hơn
Việc ghi chép sổ sách truyền thống quá khó khăn nếu bạn có nhiều khách hàng. Sẽ ra sao nếu bạn phải tìm lại thông tin một khách hàng từ 6 tháng trước? Thậm chí là 1-2 năm trước? Số hóa bằng các công cụ sẽ giúp bạn dễ dàng rà soát lại mọi thông tin chỉ trong vòng vài giây.
Có thể nói, việc chuyển đổi số cho nhà may là rất cần thiết. Việc quan trọng nhất của các nhà may bây giờ là tìm kiếm giải pháp phù hợp cho mình. Sử dụng phần mềm T4T ERP được coi là giải pháp quản trị tuyệt vời cho nhà may, doanh nghiệp dệt may và thời trang SME.
Đăng kí trải nghiệm ngay tại đây: https://t4t.vn/user/regist