Những bài học tài chính đầu tiên để Founder vận hành một Local Brand hiệu quả

Hiện nay nhiều bạn trẻ có xu hướng muốn độc lập kinh doanh và bắt đầu bằng việc “khởi nghiệp” một cửa hàng nhỏ, xây dựng một thương hiệu cho riêng mình. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang vì có rất nhiều lợi thế để phát triển.

Tuy nhiên việc khởi nghiệp kinh doanh thời trang không phải là đơn giản. Kể cả những “ông chủ” dày dặn kinh nghiệm cũng luôn phải học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm quản lý, vận hành, kinh doanh…để hoạt động cửa hàng được trơn tru. Trong đó, nhất là các vấn đề liên quan tới tài chính cần phải có sự cẩn thận, chuẩn bị kỹ càng.

Vì vậy, những bài học tài chính đầu tiên để Founder vận hành một Local Brand hiệu quả, đó là:

>>> Xem thêm: Quản lý cửa hàng thời trang dễ hay khó? Bạn cần phải làm gì?

1 - Bài học về việc quản lý tài chính

Tầm quan trọng phải quản lý tài chính ngay từ đầu

Điểm chung của nhiều chủ cửa hàng là xuất phát từ niềm đam mê thời trang nên khi họ khai trương cửa hàng, ưu điểm là có thể hiểu rất rõ về sản phẩm, có gu thẩm mỹ . Nhưng đó cũng có thể là nhược điểm, họ chỉ biết về mỗi sản phẩm còn những kiến thức - kỹ năng liên quan đến quản lý, kinh doanh thì lại thiếu rất nhiều.

Hình ảnh minh họa

Điển hình như các trường hợp các Influencer, KOC, Fashionista trẻ,.... hoạt động trên nền tảng mạng xã hội (Tik Tok, Instagram..)  khi mở cửa hàng họ có thể biết những mẫu trang phục này đang là “hot trend”, mẫu này chắc chắn thu hút khách hàng,.. .Nhưng nhập hàng ở đâu, nhập về rồi quản lý hàng hóa như thế nào. Nên cân đối ngân sách thu - chi như thế nào cho có lãi,.. thì họ cần rất nhiều thời gian học hỏi, bổ sung thêm kiến thức.

Ví dụ như một trường hợp mà hầu như các bạn founder trẻ hay mắc phải và thường dẫn đến sự sai lầm về tài chính. Đó là khi bắt đầu khởi nghiệp thì quy mô cửa hàng vẫn còn nhỏ và nhằm để tối ưu, tiết kiệm các khoản chi phí nên các bạn tự mình ôm đồm tất cả mọi việc. Từ việc lên ý tưởng thiết kế, sản xuất - nhập hàng cho đến bán hàng, ….Vì phải làm quá nhiều đầu việc một lúc nên dễ xảy ra sai lầm, thiếu sót ở mảng tài chính, nhất là khi không có kiến thức tài chính vững vàng. Đặc  biệt là những khoản tiền về xử lý hàng tồn kho, dòng tiền lưu động cho sản phẩm mùa vụ, chi phí Marketing chụp ảnh sản xuất,..

Chung quy lại là vì những tình huống trên cho thấy được sự cần thiết phải học cách quản lý tài chính.

Hình ảnh minh họa

Hãy quản lý chi phí theo đầu mục

Đây là một phương pháp quản lý tài chính cực kỳ hữu dụng vì tính chính xác và hiệu quả của nó đem lại.

Đầu tiên hãy lập kế hoạch tài chính để kiểm soát và nắm bắt tình hình tài chính bất kỳ lúc nào ngay từ công đoạn đầu tiên. Đồng thời phân chia nhỏ các đầu mục chi phí cần quản lý theo hướng như sau (Mang tính tham khảo):

  • Mục sản phẩm: Bao gồm cả hàng nhập bán sẵn và hàng thiết kế có chi phí mua hàng, thiết kế , gia công, đóng gói, in ấn, may mẫu..  

  • Mục bán hàng - Marketing gồm có phí giới thiệu sản phẩm, phí chào hàng - quảng cáo, sản xuất hình ảnh,...

  • Mục quản lý gồm các chi phí còn lại như tiền lương, chi phí mặt bằng (nếu có), tiền điện nước, đồ dùng,...

Việc phân chia các đầu mục chi phí như vậy giúp giảm thiểu những thiếu sót khi rà soát lại các đầu mục và có khả năng “ứng phó” được những khoản chi phí bất ngờ phát sinh.

2 - Bài học về định giá đúng đắn 

Tại sao lại cần định giá đúng đắn? Vì nhiều bạn sẽ không biết nên khởi điểm với giá bao nhiêu, nên bán như thế nào cho hợp lý. Không thể nào buôn bán tự do theo ý thích của mình được, vậy nên cần lưu ý một số vấn đề về định giá.

Nên nhớ rằng, CẦN TRÁNH:

  • Định giá quá thấp hoặc quá cao so với giá trị thương hiệu của cửa hàng và giá cả thị trường

  • Tránh định giá theo cảm tính

NÊN LÀM: Định giá theo tâm lý người tiêu dùng để có thể gia tăng doanh số bán hàng hơn.

Hình ảnh minh họa

Thực tế, các founder trẻ còn cần chú trọng thêm 1 số nguyên lý để định giá đúng đắn hơn. Dưới đây là một số nguyên lý định giá đúng đắn được chia sẻ bởi CH - Style Republik Chuyên trang uy tín về Thời trang, Sáng tạo và Kinh doanh:

  • Đối với Khách hàng cao cấp: Họ có nhu cầu thể hiện đẳng cấp, giá cả hầu như không phải là vấn đề chính của họ. Cái họ cần nhất là giá trị thương hiệu, tính đặc sắc của mẫu mã và thể hiện được cái tôi thông qua mỗi sản phẩm mà họ sở hữu. Qua đó, các thương hiệu có thể định giá ở tầm cao. 

  • Đối với Khách hàng tầm trung: Họ có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm và tính thẩm mỹ. Họ có thể mua với giá cao hơn nếu sản phẩm đáp ứng tốt mong muốn của họ, nhưng chênh lệch giữa giá thành sản phẩm với chi phí mua sắm ước tính không được quá lớn. Lúc này, Local Brand có thể định giá bán tầm trung hoặc nhỉnh hơn một chút.

  • Đối với Khách hàng có thu nhập bình quân thấp: Họ luôn chú trọng đến chất lượng, tính bền vững và ứng dụng cao. Local Brand cần định giá đúng với chất lượng sản phẩm, cộng thêm giá trị gia tăng của các hoạt động bán hàng.

  • Đối với Khách hàng có thu nhập phụ thuộc (chẳng hạn như học sinh, sinh viên): Họ thường hướng nhu cầu về mặt mẫu mã, ngoài ra tính ứng dụng và sự bền vững của chất liệu cũng được ưu tiên hơn cả. Các Local Brand nên định giá ở mức trung bình – thấp, nhằm phù hợp với mức chi tiêu của tập khách hàng này.,

Trên đây là những bài học về tài chính đầu tiên mà một founder cần quan tâm để xây dựng cho mình một Local Brand hiệu quả, bạn hãy thử tham khảo nhé. Chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm:

 6 Điều nên chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp may mặc

Làm Marketing Thời Trang - Nghiên cứu xu hướng là tất yếu

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022