Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với Thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra? (Phần 3)

Hướng đến mục tiêu tăng tính trải nghiệm cá nhân hóa, sự nhanh chóng và tiện dụng bất kể khoảng cách, không gian nhiều công nghệ tưởng chừng như không thể ngờ tới nhưng lại xảy ra. Cùng khám phá thêm trong trào lưu công nghệ ứng dụng vào thời trang còn có điều gì đặc biệt nhé!

>>> Xem lại: Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra (P1)

>>> Xem lại: Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra (P2)

7 - Thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR)

Là một trong những hình thức trải nghiệm cho phép “dùng thử” sản phẩm trước khi mua. Thông thường theo tâm lý của người mua hàng thì luôn mong muốn có sản phẩm vừa in mình giúp tôn dáng, tôn da, trông đẹp hơn, sành điệu hơn,.. nhưng lại không biết sản phẩm đó có thực sự phù hợp không. Với giải pháp này vừa giải quyết được vấn đề trên và còn mang lại một khía cạnh mới cho ngành thời trang.

Khách hàng sẽ được sử dụng “phòng thay đồ ảo” VR và cảm nhận thông qua thị giác, thính giác, xúc giác,.. mang lại từ thực tế ảo tăng cường AR làm cho khách hàng “thỏa mãn” hơn khi mua sắm. Trong phòng thực tế ảo, cơ thể họ sẽ được nhận diện thông qua chức năng virtual size hay còn gọi là chức năng đo lường kích thước ảo và có cảm giác thật là đang dùng thử bộ trang phục “vừa như in”. Hơn nữa công nghệ này còn kết hợp với khả năng chia sẻ trên mạng xã hội càng làm cho nhiều khách hàng cảm thấy thú vị hơn khi trải nghiệm và xác suất mua hàng cũng sẽ cao hơn.

Một số thương hiệu thời trang đã ứng dụng công nghệ này như Tommy Hilfiger hay như Gucci,... thậm chí họ còn cung cấp thử các phòng trưng bày kỹ thuật số.

Hình ảnh minh họa (Internet)

Bên cạnh đó, loại hình công nghệ AR/ VR này đã giúp cải thiện đáng kể sự lãng phí trong quy trình sản xuất thời trang và chất lượng sản phẩm khi kỹ thuật này có thể nhận định các thành phần thiết yếu của thiết kế biến đổi thành dạng mô phỏng 3D và điều chỉnh thông số cần thiết trước khi sản xuất hàng loạt.

8 - Công nghệ Digital Fit

Đúng như với tên gọi dịch nôm na sang Tiếng Việt là “Kỹ thuật số phù hợp”. Công nghệ này nhằm giảm khoảng cách giữa mua sắm trực tuyến - trực tiếp và tối ưu hóa quá trình mua sắm trên các sàn TMĐT.Cản trở lớn khi mua hàng trên các sàn TMĐT là không biết kích cỡ thực tế của sản phẩm đó như thế nào. Khi quyết định sai thì tỷ lệ trả lại hàng cũng tăng cao. 

Một giải pháp ra đời giải quyết vấn đề này. Digital Fit hoạt động dưới dạng máy quét thân thể bằng điện thoại di động tích hợp trên trang web và ứng dụng di động của nhà kinh doanh thời trang. Khách hàng sử dụng điện thoại chụp ảnh phần lớn cơ thể, cung cấp số đo và tạo đại diện ảo, Digital Fit sẽ thực hiện những công đoạn phân tích tiếp theo. Và lúc này khách hàng có thể thử quần áo và tùy chọn những thay đổi theo mong muốn trên đại diện ảo này.

9 - Công nghệ Scan&Go: Thanh toán bằng di động

Đây là một hình thức thanh toán tự động bằng di động một cách nhanh chóng. Thay vì tốn thời gian vào cửa hàng lựa chọn sản phẩm mình muốn, sau khi thanh toán lại đứng đợi tại quầy thanh toán để trả tiền mặt hay thẻ. Với công nghệ này bạn chỉ cần “một thao tác” là thanh toán xong. 

Chắc hẳn rằng bạn cũng không còn xa lạ gì với hình thức thanh toán bằng QR, quét mã QR của sản phẩm. Ưu điểm của công nghệ này còn tích hợp thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ứng dụng như GooglePay,  ApplePay, Paypal,... bạn hoàn toàn lựa chọn được phương thức thanh toán mong muốn.

Hình ảnh minh họa (Internet)

Thương hiệu Decathlon - thương hiệu bán buôn đồ thể thao là một ví dụ điển hình.

Tổng kết lại, có thể nói công nghệ & công nghệ số đang định hình lại ngành thời trang phát triển lên một tầm cao mới. Như TS Oliver Behr đã bày tỏ quan điểm trong Thời trang 4.0 - Đổi mới kỹ thuật số trong ngành thời trang: “Trong thế giới Internet vạn vật (IoT), tương lai của quần áo thông minh không chỉ là sự kết hợp giữa thời trang và công nghệ. Nói đúng hơn, đó là việc kết hợp các khả năng tương ứng theo những cách có ý nghĩa để tạo ra sản phẩm có giá trị cho khách hàng một cách tổng thể”.

Thị trường thời trang trên Thế giới đã từng bước thay đổi, thị trường tại Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập theo. 

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022