Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với Thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra? (Phần 2)

Công nghệ & Công nghệ số ứng dụng vào thời trang trở thành trào lưu và đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cho chuỗi cung ứng thời trang, đồng thời cũng phục vụ cho cuộc sống con người phong phú, cao cấp hơn.

Bên cạnh công nghệ trí tuệ nhân tạo AI - ML giúp phân tích hành vi khách hàng và đưa ra dự báo xu hướng; công nghệ Blockchain giúp cho môi trường thời trang trở nên “xanh hơn”; và “món ăn” mới lạ từ trình diễn thời trang kỹ thuật số dành cho tín đồ thời trang thì còn rất nhiều những công nghệ thời trang khác tạo nên sự kỳ tích mới cho ngành thời trang.

>>> Bạn có thể xem lại: Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra? (Phần 1) 

>>> Xem thêm: Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với thời trang - chuyện gì sẽ xảy ra? ( Phần 3)

4 - Công nghệ chế tạo các loại vải mới

Để tạo ra được sức hấp dẫn mới mẻ, đặc biệt là khả năng ứng dụng cao của các sản phẩm thời trang, có thể nói nhiều nhà nghiên cứu đã rất “chịu khó” trong việc tìm tòi, phát minh và sản xuất ra những chất liệu vải có 1 - 0 - 2.

Chẳng hạn như loại vải chống nước giúp cho trang phục lâu bẩn, nước không thể bám dính vào quần áo và thấm ẩm tốt nhờ vào sử dụng kỹ thuật kỵ nước nano. Loại vải này nằm trong dự án KickStarter sử dụng chất liệu silica mịn phủ lên lớp áo cotton biến chúng trông như vải sợi bình thường nhưng không thấm nước. Vì khi nước rơi trên chất liệu này sẽ như những hạt nhỏ trượt trên kính và trượt hẳn đi chứ không lưu trữ lại.

Hình ảnh minh họa (Internet)  

Ngoài ra còn có thể kể đến những “phát minh” khác như dự án cải tiến một loại tơ nhện siêu bền dệt thành vải của công ty Bolt Threads và EntoGenetics. Dự án Jacquard của Google nghiên cứu tập hợp các sợi dẫn điện dệt thành vải sản xuất quần áo, thảm, khăn trải bàn,... thậm chí là dự án phát triển công nghệ vải có thể thay đổi màu sắc theo tâm trạng hay khung cảnh của người mặc….

Thêm nữa, còn có những loại vải hết sức đặc biệt như sợi vải tre được dệt 100% từ tre hay vải từ trà lên men,...

Thật là đáng mong chờ tương lai chúng ta sẽ được trải nghiệm những sản phẩm đó.

5 - Công nghệ In 3D

Khi công nghệ máy in ra đời và áp dụng công nghệ in 3D vào thời trang hứa hẹn một hướng đi mới bền vững và sáng tạo. Với công nghệ in 3D này tuy sản xuất sản phẩm phải mất thời gian hơn nhưng lại giúp giảm vật liệu, vải phế thải cũng như ít sử người lao động hơn. Vì vậy giảm thiểu được nhiều tác hại so với các phương thức sản xuất truyền thống. Và in nổi hình khối 3 chiều trên sản phẩm gây được sự ấn tượng mạnh mẽ.

Đã có nhiều thương hiệu thời trang suy xét và áp dụng phương pháp in công nghệ 3D vào BST thời trang của mình từ phụ kiện cho đến quần áo,.. Điển hình như nhà thiết kế Iris van Herpen với BST Haute Couture Thu Đông năm 2022. Bạn có thể lên công cụ google tìm kiếm từ khóa “BST Haute Couture” để chiêm ngưỡng những tác phẩm của cô ấy.

Hình ảnh minh họa (Internet): BST in 3D của Nhà thiết kế Haute Couture

6 - Kỹ thuật may vải tự động trên phần mềm

Đây là ý tưởng của một Nhà thiết kế kiêm Kỹ thuật viên người Ấn Độ tên Siddhartha Upadhyaya. Một kỹ thuật may mới có khả năng giúp các Nhà thiết kế tiết kiệm đáng kể những nguyên liệu thô ban đầu và có thể tạo ra những mẫu vải hoàn thiện bộ trang phục mà không cần trải qua khâu cắt vải. Bất ngờ là tính chính xác, vừa vặn của kỹ thuật này rất cao. Và để đảm bảo được độ hoàn thiện như vậy chính là nhờ vào phần mềm DPOL (Direct Panel On Loom ) - bảng điều khiển trực tiếp trên khung dệt .

>>> Xem thêm: Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với thời trang - chuyện gì sẽ xảy ra  (Phần 3)

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022