Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với Thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra? (Phần 1)

Ngành thời trang đang dần từng bước khoác lên mình một diện mạo mới với nhiều những sự thay đổi hiện đại hơn khi ứng dụng công nghệ & công nghệ số.

Khi thời trang và công nghệ/ công nghệ số “bắt tay” với nhau không chỉ giúp ngành công nghiệp thời trang tìm thấy “con đường mới” trong thời đại siêu kết nối, đặc biệt là ở giai đoạn trong và sau đại dịch Covid 19. Hơn nữa còn giúp làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng là mong muốn tiếp cận “siêu tốc” những xu hướng thời trang mới độc đáo, sáng tạo, mang đậm sức hút cá nhân.

công nghệ & thời trang1

Hình ảnh minh họa

Vậy công nghệ số đã ứng dụng vào thời trang như thế nào? Cùng điểm danh một số công nghệ thời trang nổi trội nhé!

1 - Trí tuệ nhân tạo AI và thuật toán ML 

Đặc điểm của trí tuệ nhân tạo AI (AI) là dựa trên các thuật toán và thông qua các ứng dụng hay các công cụ,..để theo dõi nhu cầu, sở thích, thói quen của khách hàng, phân tích dữ liệu và đề xuất cho họ những sản phẩm phù hợp, giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của họ. Cụ thể:

  • Phân tích hành vi khách hàng, sàng lọc và gợi ý những kết quả trang phục phù hợp nhất.

  • Phân tích hình ảnh có sẵn và dữ liệu người dùng đã tải lên trước đó để đưa ra những loại trang phục có số đo, kiểu dáng tương tự.

  • Giúp cải thiện và sáng tạo hơn nữa các chức năng trên thanh tìm kiếm của website để khách hàng tìm kiếm hiệu quả hơn.

Ví dụ như ứng dụng Smart Fashion, Stylicous là những cái tên đáng nhớ khi ứng dụng AI thành công. Ngoài ra một số nền tảng khác như Taobao, nền tảng cá nhân hóa TrueFit cũng là những điển hình thành công khác..

Thêm nữa, áp dụng công nghệ AI và ML (máy học) vào chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng rất hiệu quả. Ví dụ như sử dụng công nghệ Chatbots và màn hình cảm ứng trong cửa hàng để phục vụ khách hàng tối đa 24/7.

Hình ảnh minh họa: màn hình cảm ứng và ứng dụng thời trang sử dụng AI/ML

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo AI còn thể hiện lợi thế là một đối thủ đáng gờm trong việc dự đoán trước xu hướng. Đối với doanh nghiệp thời trang có thể đưa ra những mẫu trang phục sát nhất với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đồng thời tích hợp các công cụ dự báo để chủ động tìm ra được xu hướng đón đầu tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Ví dụ công ty thời trang Zalando ở Đức sử dụng AI để phân tích màu sắc, họa tiết, phong cách mà người dùng ưa chuộng để lên ý tưởng cho BST thời trang mới thật chất lượng và thúc đẩy doanh số.

>>> Xem thêm: Những “Case Study” thương hiệu thời trang thành công khi ứng dụng thành công AI và ML. 

2 - Blockchain

Công nghệ Blockchain - công nghệ chuỗi khối đang “làm mưa làm gió” trên thị trường Việt Nam. Công nghệ này có tiềm năng to lớn ứng dụng được vào nhiều ngành nghề để tối ưu hóa dữ liệutruy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng. Với bản chất là mã hóa các dữ liệu thành các khối và liên kết chúng với nhau tạo thành chuỗi dài thì việc kết nối, trao đổi thông tin và các tài liệu, dữ liệu quan trọng trở nên dễ dàng, an toàn hơn bao giờ hết.

Hình ảnh minh họa (Internet): Ứng dụng Blockchain vào thời trang

Trong đó đối với ngành thời trang, Blockchain đã giúp theo dõi, lưu trữ mọi thông tin về chuỗi sản xuất và cung ứng quần áo thông qua công nghệ tự động theo dõi, quản lý, cập nhật hàng tồn kho. Như vậy cũng có thể hiểu rằng Blockchain đã tạo ra một nhận dạng của riêng sản phẩm nhờ vào sự kết nối vật lý - kỹ thuật giữa sản phẩm và một mã seri. Và điều này đã giúp các nhà kinh doanh thời trang có thể ngăn chặn nạn hàng giả và theo dõi hoạt động của hàng hóa tốt hơn.

Tương lai xa, với sự minh bạch, rõ ràng, liên kết chặt chẽ sẽ tạo và khuyến khích người tiêu dùng hướng đến một thị trường bền vững. 

>>> Xem thêm: Những ứng dụng cụ thể của Blockchain đối với ngành thời trang may mặc 

3 - Trình diễn và triển lãm thời trang kỹ thuật số

Có thể nói đây là giải pháp cứu cánh, một giải pháp vượt mọi biên giới của khái niệm xưa cho ngành thời trang thời kỳ Covid 19. Vì sự hạn chế của đại dịch, không có sự tiếp xúc trực tiếp nên rất nhiều show diễn bị hủy bỏ hoặc bị ngưng trệ. Nhưng khi có công nghệ kỹ thuật số, mọi lo lắng đã được giải quyết. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thiết kế 3D, trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ thực tế ảo tăng cường, rất nhiều thương hiệu thời trang tham gia vào nền tảng kỹ thuật số và thể hiện những thiết kế của mình. 

Đặc biệt là không gian triển lãm tích hợp thực tế ảo cũng mang đến một trải nghiệm mới, một làn gió mới cho trình diễn thời trang và nghệ thuật. Có thể kể đến show diễn thời trang House of Dreams của L’OFFICIEL đã ra mắt toàn cầu nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập ấn phẩm của thương hiệu này . Khán giả đã được một lần mãn nhãn, choáng ngợp bởi những sự kiện, dấu mốc thời trang được thể hiện hoàn toàn trên không gian thực tế ảo.

Hình ảnh minh họa (L'OFFICIEL): Trình diễn thời trang Kỹ thuật số

Chúng ta đã thấy được những minh chứng khi ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật số vào ngành thời trang đã đem lại nhiều những lợi ích, những cải thiện đáng mong đợi. Và khi áp dụng những công nghệ khác có thể tạo ra được những trào lưu gì, sẽ thay đổi như thế nào?

Cùng theo dõi tiếp phần 2 tại đây nhé: Khi công nghệ & công nghệ số kết hợp với thời trang - Chuyện gì sẽ xảy ra (Phần 2) 

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022