5 Cách quản lý shop Thời trang mang lại doanh thu lớn cho Nhà kinh doanh

Không thể phủ nhận “độ hot” của lĩnh vực kinh doanh thời trang hiện nay khi nơi đâu cũng thấy xuất hiện cụm từ “startup thời trang”. Rất nhiều các bạn trẻ tài năng tìm kiếm cho mình cơ hội gia tăng thu nhập bằng việc mở shop quần áo và kinh doanh sản phẩm order hoặc sản phẩm đặt gia công. Điển hình như cô gái hot tiktoker Hoàng Minh Ngọc rẽ hướng sang mở shop kinh doanh những mẫu sản phẩm gia công được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Tuy nhiên việc kinh doanh không hề đơn giản, nếu bạn là dân “newbie” chắc chắn rằng sẽ gặp những trường hợp như nhập hàng về bị lỗi, mất thời gian tìm kiếm xưởng gia công phù hợp, doanh thu không có tiến triển, không có lãi nhiều,...

Và từ việc tổng hợp kinh nghiệm quản lý cửa hàng thời trang của nhiều đơn vị, dưới đây là 5 cách quản lý shop cực hiệu quả góp phần đem lại doanh thu lớn, rất phù hợp cho những bạn bắt đầu kinh doanh, cùng T4T theo dõi nhé!

Hình ảnh minh họa: Quản lý shop thời trang hiệu quả

Cách 1: Quản lý tồn kho

Đầu tiên, bạn cần học cách quản lý tồn kho, kiểm soát được số lượng hàng hóa mình đang có, số lượng hàng đã bán như thế nào và còn bao nhiêu lượng hàng còn ở trong kho. Hiểu đơn giản thi quản lý tồn kho/ quản lý kho hàng bao gồm các công việc tổ chức, sắp xếp, quản lý và bảo quản hàng hóa ở trong kho…

Hình ảnh minh họa: Quản lý tồn kho

Với đặc thù riêng của ngành thời trang là mẫu mã của sản phẩm vô cùng đa dạng. Vì thế để có thể kinh doanh hiệu quả, bạn buộc phải quản lý tồn kho quần áo một cách khoa học nhất. Trong việc quản lý kho hàng theo cách thủ công, bạn có thể quản lý theo màu sắc, theo size hay loại quần áo ( ví dụ như áo sơ mi màu trắng, áo sơ mi màu, size s - m, áo phông chân váy, quần bò,....)

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng theo một số phương pháp quản lý như sau:

  • Phương pháp FIFO

FIFO - First in, First out, đúng như tên, mặt hàng nào được nhập vào trước sẽ ưu tiên xuất mặt hàng đó ra trước. Cách này áp dụng cho những mẫu hàng theo trend, ngắn hạn. Bạn cũng lưu ý nên bố trí, sắp xếp kệ hàng của những mặt hàng ưu tiên này ở vị trí thuận tiện, dễ di chuyển nhất.

  • Phương pháp LIFO

LIFO - Last in, First out, cách này hoạt động ngược lại, ưu tiên xuất những mặt hàng vừa mới nhập gần nhất, hoặc mới sản xuất. 

Cách này áp dụng trong trường hợp cần cân đối chi phí sản xuất và bán hàng, đảm bảo về mức giá. Ví dụ như cùng một mặt hàng, nhưng giá sản xuất tăng vì đầu vào nguyên liệu tăng vì vậy bạn cần điều chỉnh lại mức giá thì nên sử dụng cách này. 

Và với cách này bạn sẽ cập nhật chính xác hơn về doanh thu, chi phí, và lợi nhuận của mình.

Cách 2 : Quản lý sản phẩm 

Tương tự như quản lý hàng hóa tồn kho, luôn luôn quản lý sản phẩm và theo dõi sát sao tình trạng đơn hàng sẽ giúp bạn nắm bắt được xu hướng của thị trường, góp phần đưa ra các quyết định đúng đắn.

Hình ảnh minh họa: Quản lý sản phẩm

Về quản lý sản phẩm, hãy tham khảo phương pháp sắp xếp theo mã SKU (Stock Keeping Unit), nghĩa là sắp xếp theo mã hàng hóa. Căn cứ vào nhiều tiêu chí, ví dụ như vị trí, màu sắc, chất liệu, tính chất của sản phẩm,... bạn mã hóa thành một chuỗi ký tự bao gồm chữ cái và số đơn giản, dễ hiểu nhất. Sao cho khi nhìn vào mã số này bạn hình dung ra được là sản phẩm gì, nằm ở vị trí nào, số lượng còn bao nhiêu,..

Về quản lý đơn hàng, theo dõi quá trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn, kết hợp các phần mềm quản lý đơn hàng, đóng gói và vận chuyển, lập phiếu xuất kho,.. đảm bảo không có hàng hóa nào bị lỗi hay bị thất lạc,..

>>> Xem thêm: Giải pháp 2in1: Tích hợp quản lý đơn hàng và xuất hóa đơn điện tử ngay trên một phần mềm T4T

Cách 3: Quản lý nhân viên

Nếu như bạn có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh và khi công việc bán hàng bắt đầu đi vào “luồng” thì đã đến lúc bạn cần đến sự hỗ trợ của nhân viên.

Lên kế hoạch kỹ lưỡng, xác định rõ mục đích, vị trí còn thiếu và tuyển nhân viên. Khi làm việc với nhân viên, đừng nên thể hiện vị trí “cái tôi”, vị trí “làm chủ” quá cao, hãy đồng hành cùng nhân viên, lắng nghe và giải quyết những vấn đề của họ. Đồng thời đặt ra các mục tiêu hiệu suất công việc, thực hiện khen - thưởng nếu họ làm tốt,...

Hình ảnh minh họa: Quản lý nhân viên

Gợi ý bạn nên sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý nhân viên để có thể theo dõi hoạt động và chấm lương cho nhân viên tốt hơn, chính xác hơn, tránh tình trạng nhầm lẫn, “miss” thông tin, đầu việc…

Cách 4: Quản lý tài chính

Quản lý tài chính rõ ràng, minh bạch và chi tiết là một trong những khâu quyết định thành công trong quản lý shop thời trang. Bởi thông qua bản kế hoạch tài chính, bạn đã dự tính được nguồn vốn cần thiết để hoạt động trong năm cũng như những khoản cần chi và lợi nhuận thu về trong khoảng thời gian shop quần áo hoạt động.

Hình ảnh minh họa: Quản lý tài chính

Nên nhớ quản lý theo hệ thống, thu chi rõ ràng, đầu tư để sinh lời,  thuế (nếu có),..có  kế hoạch và quỹ dự phòng,.. đặc biệt nên ứng dụng các phần mềm quản lý tài chính để đảm bảo sự chính xác.

Cách 5: Quản lý khách hàng

Quản lý khách hàng luôn là khâu rất quan trọng, như người ta đã nói “Khách hàng là thượng đế”, mở cửa hàng để phục vụ nhu cầu khách hàng cần và nhanh chóng xây dựng thêm những mẫu mã “đi trước nhu cầu” của khách hàng. Đừng nên chỉ bán những thứ khách hàng cần, hãy tạo thêm nhu cầu cho họ và làm tăng thêm doanh thu cho mình.

Hình ảnh minh họa: Quản lý khách hàng

Việc quản lý thông tin khách hàng không chỉ giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt, gửi những ưu đãi phù hợp với họ. Thông tin khách hàng cũng là căn cứ để bạn xác định địa điểm kinh doanh (nếu mở thêm chi nhánh) và là nguồn để giúp bạn đặt mục tiêu phục vụ quảng cáo hiệu quả hơn.

Trên đây là 5 cách quản lý shop thời trang đã được nhiều cửa hàng thời trang áp dụng thành công. Hãy tham khảo và áp dụng những phương pháp phù hợp với shop của mình nhé!

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022