3 Thách thức lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi số ngành dệt may

Công cuộc chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi ngành nghề, đặc biệt đối với ngành dệt may đặt trong bối cảnh tình hình hiện tại. Nhờ có ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại khi thực hiện chuyển đổi số đã giúp mang lại giá trị gia tăng cao hơn mà chi phí sản xuất lại ít hơn. Đó là những tín hiệu hết sức tích cực.

Tuy nhiên, một thực tế là 80% doanh nghiệp, công ty ngành nghề dệt may ở nước ta vẫn là quy mô nhỏ và vừa. Vậy nên việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến cũng như thực hiện chuyển đổi số còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều quan trọng là chủ doanh nghiệp/ người quản lý… nhìn nhận được những nguyên nhân khó khăn để có hướng giải quyết kịp thời.

Đâu là những rào cản đang thách thức công cuộc chuyển đổi số của ngành dệt may?

Photo sewing factory, nobody, overlock machines

Hình ảnh minh họa - Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số ngành dệt may

Chi phí đắt đỏ để đầu tư vào công nghệ & chuyển đổi số

Chắc chắn rồi, để sở hữu và sử dụng được công nghệ hiện đại thì cần thiết doanh nghiệp/ chủ kinh doanh đó phải có sự đầu tư tiền bạc một cách xứng đáng. Chi phí để thực hiện chuyển đổi số gồm giai đoạn sản xuất hoặc quản trị, hoặc cả hai tùy vào mục đích kinh doanh thì không phải là rẻ. Nhưng nếu đầu tư không hợp lý thì chi phí này có thể bị đội giá lên rất nhiều hoặc bị lãng phí.

Quá nóng vội nhìn nhận kết quả

Nhiều doanh nghiệp/ chủ kinh doanh còn có tình trạng là quá nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn để nhìn thấy kết quả trong thời gian ngắn. Trước những lợi ích “to lớn” của công nghệ hiện đại đem lại nếu không thể thấy được hiệu quả ngay lập tức thì nhiều người sẽ dễ bị nản lòng. Nhưng thực tế việc thay đổi hệ thống như vậy cần phải có khoảng thời gian để “hòa nhập”, “tương thích” và “tăng tốc phát triển”.

Thiếu nhân lực đủ trình độ & năng lực

Bên cạnh việc đầu tư đúng mức, hợp lý vào công nghệ hiện đại nhưng lại thiếu nhân sự đủ trình độ cũng như năng lực để sử dụng thì cũng là một rào cản rất lớn. Để có thể ứng dụng công nghệ và đem lại hiệu quả chất lượng nhất thì phải thay đổi từ phần “gốc rễ”, tức là con người sử dụng. Họ cần phải thay đổi tư duy và thói quen làm việc từ cách thức truyền thống, thủ công sang cách thức nhanh, hiện đại hơn.

Thế nhưng một thực tế hiện nay ở rất nhiều doanh nghiệp, công ty vẫn còn thiếu nhân lực nội bộ có đủ năng lực tiếp nhận, hiểu sâu và sử dụng thành thạo công nghệ.

Một nhà lãnh đạo từng nói:

"Thực hiện chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hợp lý giúp nâng cao năng suất lao động, đơn giá lao động trên một sản phẩm sẽ giảm mà vẫn đảm bảo đáp ứng lương lao động cao. Điều này cũng giúp ngành may giải quyết vấn đề thiếu lao động, tạo cơ hội bứt phá, thoát ra khỏi hiện trạng sử dụng nhiều lao động nhưng lương thấp, không ổn định”.

Vì vậy cần phải thay đổi, cần phải chuyển đổi số để phù hợp.

>>> Xem thêm:

Nhà may có nhất thiết phải sử dụng phần mềm quản lý may mặc?

Những chiến lược Marketing thời trang "đỉnh cao"

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022