Vai trò của “Vòng đời của sản phẩm” đối với kinh doanh thời trang

Bạn đã từng nghe đến khái niệm “Vòng đời của sản phẩm” (Product Life Cycle) chưa? Đối với bất kì ngành kinh doanh nào, thì sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi quan trọng nhất. Vòng đời của sản phẩm biểu thị sự “tồn tại”, “phát triển” và khả năng đem lại doanh thu, lợi nhuận cho người bán hàng từ sản phẩm đó. 

Hình ảnh minh họa (Internet)

“Vòng đời của sản phẩm” cũng là một thuật ngữ được sử dụng trong Marketing thể hiện “quy trình” của sản phẩm từ lúc bắt đầu hình thành cho đến khi nó được bán ra khỏi cửa hàng. Điều này giúp cho người kinh doanh hay chủ cửa hàng có thể “khai thác tối đa” hiệu quả, sức ảnh hưởng của sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm và các chiến lược tiếp thị. 

Tương tự như trong kinh doanh thời trang thì thông thường sẽ phân chia quy trình của vòng đời sản phẩm thành các giai đoạn như: Giới thiệu -> Tăng trưởng -> Trưởng thành -> Suy giảm phù hợp với đặc thù sản phẩm thời trang sản xuất theo chu kỳ thời gian ngày càng ngắn.

Vì vậy, nếu bạn cũng đang kinh doanh thời trang thì cần phải hiểu rõ 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm để từ đó đưa ra được những chiến lược kinh doanh & truyền thông hiệu quả.

4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm ngành thời trang

Hình ảnh minh họa (Internet)

  • Giai đoạn 1: Giới thiệu

Đây là giai đoạn bắt đầu ra mắt sản phẩm. Người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng chưa có sự “nhận thức” rõ ràng về sản phẩm này. Nên người bán hàng cần phải sử dụng các cách bán hàng & truyền thông để họ có thể “tiếp nhận” sự tồn tại của mặt hàng này và “giáo dục”, hướng dẫn họ sử dụng sản phẩm thời trang phục vụ cho nhu cầu của họ.

Thời gian của giai đoạn này dài hay ngắn thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng tiếp nhận sản phẩm của khách hàng, mức độ phổ biến của sản phẩm theo xu hướng thị trường và “lực” bán hàng của chủ kinh doanh,...

  • Giai đoạn 2: Tăng trưởng

Sau giai đoạn giới thiệu, sản phẩm được đón nhận sẽ có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường và phát triển nhanh chóng về doanh thu. Đây là giai đoạn “leo dốc”.

Đối với giai đoạn này, bên cạnh việc bán sản phẩm thì còn đặt thêm một bài toán cho chủ kinh doanh về xây dựng thương hiệu. Vậy nên cũng rất cần lưu ý.

  • Giai đoạn 3: Trưởng thành

Giai đoạn “trên đỉnh chín muồi”. Ở giai đoạn này thì khách hàng đã có sự nhận thức nhất định về sản phẩm này nên không cần quá nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu nữa. Thay vào đó thì người kinh doanh nên lưu tâm đến các kế hoạch kích cầu mua sắm để tăng doanh thu hơn nữa. Bạn có thể xem đây là thời điểm thu được lợi nhuận cao nhất, đồng thời cũng là thời điểm suy giảm doanh thu dần dần khi thị trường bán hàng có sự nhiều sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất,...

Tips cho bạn là có thể bắt đầu một vòng đời sản phẩm mới kết hợp song song với dòng sản phẩm thời trang đang kinh doanh hiện tại.

  • Giai đoạn 4: Suy giảm

Giai đoạn của sự suy giảm dần dần về doanh thu, đi đến giai đoạn cuối cùng của vòng đời sản phẩm. Lúc này sản phẩm có thể chỉ còn là hàng tồn kho, trưng bày chứ không tiếp thị nhiều. Vì vậy người kinh doanh nên lưu ý những kế hoạch phát triển tiếp theo của sản phẩm và tìm cách khai thác, gặt hái càng nhiều lợi nhuận càng tối trước khi vòng đời sản phẩm kết thúc.

Gợi ý một số phương pháp giúp kéo dài vòng đời của sản phẩm

Như vậy, điều quan trọng mà sản phẩm đem lại cho hoạt động kinh doanh là lợi nhuận tối đa là bao nhiêu. Người bán hàng có thể khai thác được tiềm năng gì ở sản phẩm này,.. Thế nên càng cần phải nghiên cứu, phát triển và tạo ra vòng lặp bền vững cho sản phẩm. Và bởi lẽ không phải sản phẩm nào cũng kéo dài mãi mãi và cũng không phải sản phẩm chỉ trải qua một vòng đời.

Để có thể làm được điều đó gợi ý tới bạn một số phương pháp giúp kéo dài vòng đời của sản phẩm mà bạn hãy thử tham khảo như:

  • Giảm giá sản phẩm phù hợp với mục tiêu kinh doanh
  • Bổ sung thêm tính năng mới cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu và xu hướng hiện hành
  • Áp dụng các chiến dịch quảng cáo & truyền thông xu hướng
  • Tìm kiếm thị trường mới tiềm năng
  • Thay đổi diện mạo mới cho sản phẩm cũ,..

Qua đây, chắc bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vòng đời sản phẩm. Hy vọng  rằng bạn đã tìm thấy cho mình một ý tưởng sản phẩm thông qua những chia sẻ này và đừng quên theo dõi T4T Tech để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022