Thời điểm vàng để bắt đầu kinh doanh - Mẹo dành cho các Nhà khởi nghiệp thời trang

Nếu như bạn đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh thời trang mà vẫn luôn cảm thấy mông lung, chưa biết nên xuất phát thế nào? thời điểm thích hợp để khởi nghiệp? thì hãy theo dõi bài viết này. T4T sẽ mách bạn một vài mẹo để bạn bắt đầu!

1 - Hãy chuẩn bị hành trang và xây dựng nền tảng

Đầu tiên, bạn nên dừng việc suy nghĩ quá nhiều, chần chừ chờ điều này, chờ điều nọ, tham khảo quá nhiều tài liệu vì chúng sẽ khiến bạn cảm thấy bị rối và chùn bước. Nên lựa chọn một vài nguồn tham khảo phù hợp với mô hình kinh doanh bạn định triển khai và đáng tin cậy để học hỏi. Có thể là từ chuyên gia, từ những người thành công đi trước,.. Và lưu ý đừng học những điều sáo rỗng, những đạo lý xa vời, hãy học kiến thức thực tế.

Hình ảnh minh họa

Việc xây dựng nền tảng rất quan trọng, nếu không có nền tảng bạn dễ sa đà vào những thích mình thích, không phù hợp thay vì đi đúng con đường nên đi. Có kiến thức nền tảng bạn sẽ tạo dựng cho mình được gốc rễ bền vững và phát triển rất nhanh. Bạn nên học tập thêm nhiều kiến thức khác nhau để mở rộng tầm nhìn. Bên cạnh cập nhật những kiến thức về thời trang, sản phẩm định kinh doanh thì học thêm kiến thức về kinh doanh, kiến thức marketing căn bản,... 

Ngoài ra bạn cần bổ sung thêm một số kỹ năng liên quan như kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng truyền cảm hứng, kỹ năng bán hàng, ngoại ngữ…

Và rèn luyện tính kỷ luật, trách nhiệm và sự đa nhiệm. Chắc chắn rồi, giai đoạn đầu khởi nghiệp bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và “sự một mình”.

2 - Áp dụng kiến thức và sẵn sàng chinh chiến 

Sau khi trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết, hãy hành động: 

  • Bước 1: Xác định vị trí của bản thân

Đây là bước đầu tiên tạo “căn cơ, gốc rễ” cho sự nghiệp kinh doanh của bạn. Xác định nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài mà mình có để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Kế tiếp xác định mô hình kinh doanh, phong cách riêng biệt cho sản phẩm sẽ theo đuổi. Bạn phải tạo được thương hiệu riêng thì khách hàng mới nhớ tới bạn và lựa chọn sản phẩm của  bạn chứ không phải là một sản phẩm tương tự có thể mua hoặc may,... ở nơi khác.

Tiếp theo, nghiên cứu và phân tích thị trường. Bạn cần tìm hiểu thị trường bạn sẽ gia nhập hiện tại ra sao, tương lai có những cơ hội nào, đối tượng khách hàng ở thị trường này có nhu cầu như thế nào,.. Tóm lại là tìm hiểu theo mô hình điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức vẫn khá hữu dụng.

Phác thảo ý tưởng cho mô hình kinh doanh, mục tiêu phát triển ngắn hạn và tầm nhìn xa, đặt tên, tìm kiếm nguồn hàng chất lượng,...

  • Bước 2: Lập kế hoạch kinh doanh & tìm kiếm nguồn hàng

Bạn cũng cần phải có kế hoạch, từ ý tưởng đã phác thảo, xác định cụ thể đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Trong thị trường bạn tham gia, đối thủ của bạn đang làm thế nào, khảo sát nhu cầu thực tế của khách hàng, tìm ra insight khách hàng,...

Tiếp đến, bạn nên quan tâm tới vấn đề nguồn nhập hàng của mình, liệt kê ra một vài tiêu chí về nguồn hàng (chất lượng, sự đa dạng mẫu mã,...): là hàng tự thiết kế, lấy hàng từ xưởng may, hàng nhập khẩu, hàng sỉ,.. 

Hình ảnh minh họa 

  • Bước 3: Dự trù kinh phí và lựa chọn địa điểm kinh doanh

Một số khoản kinh phí cơ bản như kinh phí thuê mặt bằng, nhập hàng và thiết kế,.. và dự trù những khoản phát sinh khác.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng rất quan trọng, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” - hội tụ đủ các yếu tố đó chắc chắn rằng công việc kinh doanh của bạn sẽ “lên như diều gặp gió”.  

  • Bước 4: Trang trí cửa hàng và xây dựng các kế hoạch tiếp thị

Đừng quên việc thiết kế cửa hàng của mình nhé! Phong cách của cửa hàng, cách trang trí và trưng bày sản phẩm cũng là một cách để lưu lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng đấy.

Chú trọng vào chất lượng sản phẩm và xây dựng các kế hoạch tiếp thị thôi. Tiếp thị tốt giúp khách hàng biết bạn là ai? bạn đang kinh doanh gì? giúp bạn mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm được nhiều khách hàng,..Xác định các kế hoạch tiếp thị ngắn hạn, dài hạn và nên tập trung vào một mục tiêu chính nhé!

  • Bước 5: Khai trương cửa hàng và đầu tư

Nếu bạn đã thực hiện đủ các bước trên thì xin chúc mừng, hãy khai trương cửa hàng thôi.  

Hãy đầu tư hơn nữa, tiếp tục học tập kiến thức kinh doanh, kiến thức thời trang, kiến thức marketing, kiến thức quản lý,... update nhu cầu thị trường, xu thế thời đại,.. nhé. Đừng để bị “tụt hậu” lại, luôn đổi mới để khách hàng tìm đến bạn nhiều hơn.

Hình ảnh minh họa

Vì vậy thời điểm vàng để bạn bắt đầu kinh doanh thời trang là khi bạn đã bắt tay vào thực hiện, luôn sẵn sàng chấp nhận thử thách và chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, tài nguyên kinh doanh. Chúc bạn thành công!

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022