Kinh doanh thời trang nên học hỏi kinh nghiệm từ ai?

Rút ngắn con đường thành công hoặc để tạo sự đột phát hơn nữa trong quá trình kinh doanh của mình thì nên học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công khác. 

1 - Học hỏi kinh nghiệm từ trải nghiệm của những người thành công

Bạn có dự định kinh doanh thời trang, mở một tiệm may đo? Bạn đang “tập tành” kinh doanh? Bạn đã là chủ một doanh nghiệp thời trang nhỏ và đang trong quá trình tìm con đường phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp của mình? 

Dù bạn là ai đi chăng nữa, đang ở giai đoạn nào thì cũng cần nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, từ những case study thành công, những ví dụ thất bại, bước đi sai lầm. Vì đó là cách nhanh nhất để bạn “bớt vấp ngã” và thuận lợi hơn.

Hình ảnh minh họa 

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là không thể áp dụng một cách may móc những thành tựu, quy tắc của người khác vào sản phẩm của mình. Bởi mỗi một người đều có điều kiện khác nhau, ở hoàn cảnh khác nhau cũng sẽ đưa ra những cách giải quyết khác nhau, dẫn đến hệ quả khác nhau. Vậy nên trong quá trình học hỏi, đặc biệt là khi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ thì chỉ nên học và áp dụng những khía cạnh phù hợp nhất. Lấy đó làm cơ sở phát triển riêng thì sự nghiệp kinh doanh thời trang của bạn mới bền vững và thành công rực rỡ.

2 - Điển hình người thành công: 8 Triết lý “xương máu” giúp Ông chủ Uniqlo biến một tiệm may nhỏ thành một đế chế thời trang tỷ đô.

Ông chủ Uniqlo - Tadashi Yanai hiện nay là một tỷ phú giàu nhất Nhật Bản theo thống kê của Forbes và nằm trong top những người giàu nhất thế giới bất chấp sự ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu. 

Tại sao ông lại được như vậy? Đó là kết quả của quá trình phấn đấu, sống kỷ luật. Trước đó ông chỉ sở hữu một tiệm may nhỏ từ người cha để lại. Thậm chí rất nhiều nhân viên đã nghỉ việc và rời bỏ tiệm may, ông gần như chỉ còn lại một mình làm tất cả mọi thứ từ việc lau dọn cửa hàng, sản phẩm cho đến tìm nguồn cung ứng. Về sau khi mọi thứ dần dần vào quỹ đạo, ông tiếp nhận và quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp, nhiều vấn đề đã phát sinh hơn, nếu làm đơn lẻ thì sẽ gặp rất nhiều hạn chế, buộc ông phải có cách giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

Và sau 30 năm kinh doanh ông đã thành công đúc rút cho mình một bộ nguyên tắc quản lý và tiếp tục áp dụng cho toàn bộ nhân viên của minh. Đến nay đế chế thời trang của ông đã khiến các đối thủ khác phải dè chừng khi giá trị đã lên tới hàng chục tỷ USD

Hình ảnh Internet: Ông chủ Uniqlo - Đế chế thời trang tỷ đô xuất phát điểm từ một tiệm may nhỏ.

Hình ảnh: Thương hiệu thời trang Uniqlo nổi tiếng tại Việt Nam

Bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng những triết lý kinh doanh này cho cửa hàng, tiệm may, hay doanh nghiệp của mình:

  • Đặt khách hàng lên hàng đầu, lấy khách hàng làm trung tâm, phục vụ vì khách hàng

  • Doanh nghiệp nên có sự đóng góp cho xã hội, gắn liền với xã hội

  • Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan để làm việc có hiệu quả và tìm ra những giải pháp đột phá hơn

  • Học từ thất bại - “Thất bại là mẹ thành công”

  • Chú trọng vào chi tiết nhỏ, tiểu tiết nhỏ làm nên việc lớn

  • Kết nối với thế giới

  • Không ngừng học hỏi, update thêm kiến thức

TẠM KẾT LUẬN

Đọc đến đây, có lẽ bạn cũng đã tìm ra câu trả lời “Kinh doanh thời trang thì nên học hỏi kinh nghiệm từ ai?” Vì sao lại phải học hỏi và không chỉ là trong kinh doanh thời trang mà bất kì kinh doanh ngành nghề gì đều nên thực hiện như vậy.

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022