[Cơ hội việc làm] Vai trò của nhân viên KCS trong ngành thời trang

Sản phẩm chất lượng chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng “nền móng” vững chắc của cửa hàng khi kinh doanh bất kì một mặt hàng gì, đặc biệt là trong ngành thời trang. Nhờ đó mà có thể thu hút khách hàng mới và giữ chân được khách hàng tiềm năng để trở thành khách hàng trung thành

 5 Lý do quan trọng cần phải quản lý chất lượng sản phẩm khi kinh doanh cửa hàng thời trang

Làm thế nào để có sản phẩm chất lượng? Bất kỳ sản phẩm nào trước khi đặt chân lên thị trường đều phải trải qua một quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng cẩn thận. Người đảm nhận vai trò đó được gọi là KCS. 

Vậy cụ thể nhiệm vụ của KCS là gì? Hãy cùng tìm hiểu về công việc đầy thách thức và trách nhiệm của nhân viên KCS, đặc biệt là khi họ phải đối mặt với sự đa dạng của thị trường thời trang ngày nay.

 

Kiểm tra và đánh giá chất lượng đầu vào của sản phẩm/ nguyên liệu

Đối với các cửa hàng kinh doanh thời trang bán sẵn thì sẽ nhập lượng sản phẩm quần áo theo nhu cầu. Còn đối với các cửa hàng thời trang đặc thù như may đo thì có thể là các nguyên liệu sản xuất như vải, phụ liệu may mặc,...

  • Kiểm soát và đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng của nguồn hàng nhập. Trong trường hợp hàng không đạt tiêu chuẩn, phân loại những loại hàng đó để làm việc lại với bên nhà cung cấp.

  • Theo dõi, ghi chép chi tiết số liệu về xuất xứ, nguồn gốc và giá cả của nguyên liệu. Theo xu hướng chuyển đổi số hiện nay có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang ứng dụng các giải pháp quản lý kho vận hỗ trợ KCS thực hiện nhiệm vụ của mình nhanh chóng, thuận tiện hơn. Ưu điểm của những giải pháp này là dữ liệu được nhập nhanh chóng, không giới hạn dung lượng. Dễ dàng tra soát, tìm kiếm mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một thiết bị kết nối Internet.

Giải pháp quản lý kho vận dành riêng cho ngành thời trang

Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất và sản phẩm hoàn thiện

Ở công đoạn này, KCS sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Giám sát quy trình sản xuất, hỗ trợ điều chỉnh nhân công theo tiêu chuẩn: “Thường xuyên theo dõi, kiểm tra quy trình sản xuất của từng công đoạn và chỉ dẫn nhân công điều chỉnh đúng theo tiêu chuẩn trong trường hợp phát hiện sai sót”.
  • Ghi chép đầy đủ về các số liệu kiểm hàng và đề xuất giải pháp khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết các sự cố, vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành sản xuất của nhà máy.

Bên cạnh đó, ở một số thương hiệu thời trang cụ thể cũng sẽ có thêm những yêu cầu riêng, chẳng hạn như: Quản lý và bảo quản thiết bị kiểm tra chất lượng. Giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Tham gia các cuộc họp và hướng dẫn nhân viên mới. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của quản lý.

Sử dụng giải pháp phần mềm hỗ trợ công việc hiệu quả hơn - Xu hướng 4.0

Như đã chia sẻ ở trên khi quản lý sản phẩm, quản lý kho vận bằng giải pháp phần mềm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các thương hiệu thời trang nói chung, KCS nói riêng: 

  • Theo dõi lịch sử sản phẩm nhập kho và kiểm tra hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác.

  • Quản lý thông tin về nguyên liệu đầu vào bao gồm các tính năng nhập kho và tồn kho, đảm bảo quản lý khoa học và tiện lợi.

Như vậy, vai trò của nhân viên KCS không chỉ là việc kiểm tra sản phẩm, mà còn là việc đảm bảo rằng mỗi sản phẩm ra khỏi cửa nhà máy đều đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, một yếu tố không thể thiếu trong ngành công nghiệp thời trang ngày nay.

Nếu như bạn đang có ý định tham khao về công việc của KCS ngành thời trang, hy vọng những thông tin trên của T4T.VN có ích với bạn.

T4T.VN - Giải pháp quản trị và kinh doanh toàn diện cho ngành thời trang.

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022