8 Bài học kinh nghiệm "xương máu" dành cho Chủ Doanh nghiệp/ Công ty Thời trang

Kinh doanh thời trang hiện nay là một ngành rất hot khi quan niệm và tâm lý của con người bắt đầu chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Rất nhiều hãng thời trang, cửa hàng kinh doanh thời trang ra đời như “nấm mọc sau mưa” và có sự cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy dù bạn đang kinh doanh theo mô hình nào thì cũng nên có những “chiêu bài” kinh doanh cho riêng mình nhằm thu hút khách và chú ý một số điều giúp cho hoạt động của doanh nghiệp/ công ty mình phát triển hơn.

Dưới đây là 8 bài học kinh doanh thời trang dành cho bạn!

Hình ảnh minh họa: Ứng dụng công nghệ vào quy trình kinh doanh thời trang

8 bài học mà chủ doanh nghiệp, công ty thời trang nên chú ý

  • Xây dựng phong cách/ Style riêng biệt và nhất quán

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: “Mình nên bán gì?”, “Vì sao phải mua sản phẩm của mình” chưa? Thì đây chính là câu trả lời cho bạn.

Tạo dựng một nét riêng trong phong cách thời trang của bạn bao gồm cả sản phẩm và thương hiệu như một “chiêu bài độc nhất” giúp cho khách hàng ấn tượng và thu về một lượng khách hàng nhất định..

Và sự nhất quán giúp cho khách hàng có thể nhớ đến cửa hàng của bạn lâu hơn và chuyển đổi thành một lượng “fan cứng”. 

Chẳng hạn như nhắc đến phong cách may đo Bespoke, chuyên may đo/ thiết kế theo số đo và nhu cầu riêng của khách thì chắc chắn cái tên về thương hiệu Chương Tailor hay Dunnio Duy Nguyễn,... sẽ xuất hiện. 

Hình ảnh minh họa  

  • Cập nhật xu hướng thời trang

Xã hội không ngừng phát triển, tư duy và thẩm mỹ của con người cũng thay đổi hàng ngày, thậm chí là hàng giờ. Chính vì thế nếu bạn không cập nhật xu hướng mới bạn sẽ tụt hậu. Khách hàng sẵn sàng bỏ bạn để tìm thương hiệu “hợp mốt” hơn. 

Tuy nhiên không phải phong cách, xu hướng nào cũng áp dụng nên bạn hãy cân nhắc và sáng tạo cho phù hợp với định vị thương hiệu của mình.

  • Thuê nhân viên có kinh nghiệm 

Đối với nhân viên kinh nghiệm, họ sẽ biết cách xử lý vấn đề tốt hơn, năng lực chuyên môn sẽ có sự nhỉnh hơn so với người không có kinh nghiệm thực tế và họ có thể đưa ra những ý kiến đóng góp dựa trên trải nghiệm. Thế nên thuê nhân viên có kinh nghiệm cũng là một lựa chọn đáng ưu tiên.

Nếu như bạn chưa biết cách quản lý nhân viên hiệu quả thì cũng có thể tham khảo một số phần mềm quản lý nhân viên, ví dụ như phần mềm T4T ERP quản lý chuyên sâu dành cho ngành thời trang. Cũng rất nhiều chủ doanh nghiệp/ cửa hàng phản hồi lại họ nên áp dụng phương pháp ERP này sớm hơn thay vì quản lý thủ công.

Cả chủ lẫn nhân viên đều “mệt” khi phải chăm chăm vào sản phẩm, hỏi đi hỏi lại tiến trình làm việc mà vẫn “miss” đầu việc thì giờ đây chỉ cần vài click là thông tin đã được hiển thị rõ ràng.

  • Quy mô nhỏ, ít người cũng cần phải làm marketing

Rất nhiều chủ kinh doanh có quan niệm sai lầm, cửa hàng của mình bé như vậy thì không cần marketing. Thực tế đó là quan niệm sai lầm, có rất nhiều phương pháp marketing, bạn không thể thụ động chờ nguồn khách tìm đến sản phẩm của mình được. Cách hiệu quả nhất là đầu tư vào marketing, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp marketing 0đ ( ví dụ như truyền miệng ) tùy thuộc vào khả năng ngân sách của bạn.

Marketing sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng mới và khả năng mở rộng quy mô cho doanh nghiệp/ cửa hàng của bạn.

  • Giữ chân khách hàng cũ

Một điều đáng lưu tâm mà nhiều chủ doanh nghiệp/ cửa hàng. công ty bỏ qua. Sau khi khách hàng mua sắm sản phẩm của bạn xong sẽ trở thành khách hàng cũ thì lúc này bạn nên có những chương trình chăm sóc/ chính sách ưu đãi cho họ. Vì họ cũng chính là một giải pháp marketing truyền miệng 0đ. Bạn có thể có thêm một lượng khách mới mà không cần tốn quá nhiều chi phí chạy quảng cáo. 

  • Chú trọng vào chất lượng sản phẩm ( cốt lõi )

Chắc chắn rồi, sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi. Để có khách hàng, làm được marketing thì bạn cần có sản phẩm và đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Đừng quá mải mê việc kêu gọi khách mà bỏ dở chất lượng sản phẩm. Khách hàng sẽ cảm thấy như bạn đang “treo đầu dê bán thịt chó” và bỏ bạn đi nhanh chóng.

  • Chú trọng trải nghiệm và chăm sóc khách hàng 

Khách hàng không chỉ đến với bạn và quyết định mua hàng chỉ vì sản phẩm. Họ còn quan tâm tới sự trải nghiệm, nếu họ cảm thấy thoải mái hoàn toàn mua rất nhiều sản phẩm chứ không phải chỉ mua một hay hai loại.

Hãy làm “thỏa mãn” khách hàng khi họ cần bạn, giải đáp những thắc mắc của họ, tạo tương tác với họ. Lúc này bạn còn có thể áp dụng chiến lược Up Selling, tư vấn thêm cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với sản phẩm họ có ý định chọn để tăng được doanh thu hơn nữa.

Và đặc biệt là những trải nghiệm khi đến cửa hàng của bạn, ngoài thái độ phục vụ - tư vấn của nhân viên còn là không gian, an ninh của cửa hàng nữa. 

  • Sử dụng công nghệ trong bán hàng 

Thời đại của công nghệ, nơi đâu cũng có dấu vết của công nghệ. Và nhờ có công nghệ mà mọi thứ của con người từ cuộc sống, công việc đều được cải thiện và nâng cao hơn nữa.

Hình ảnh minh họa

Đặc biệt là sử dụng công nghệ giúp bạn tiến xa hơn nữa trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Dù quy mô kinh doanh của bạn rất nhỏ, thậm chí chỉ là cửa hàng có một mình bạn thì cũng không thể thiếu công nghệ. Ví dụ như sử dụng những ứng dụng, phần mềm để tạo ý tưởng, ghi chú, lưu giữ thông tin khách hàng của mình. Đối với những cửa hàng kinh doanh có quy mô to hơn, nhiều nhân sự thì ưu tiên hàng đầu của họ chính là ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán về quản lý công việc, quản lý nhân sự, quản lý doanh thu,...

Thử hình dung, nếu làm thủ công ghi thông tin số đo cho khách hàng bằng giấy, bạn  phải ghi lại hai lần, một lần làm hóa đơn cho khách, một lần ghi chú lưu thông tin khiến “giấy chồng giấy sổ chồng sổ”. Sẽ có những lúc bạn bị mất giấy tờ, hoặc quá nhiều giấy tờ bạn không thể tìm kiếm thông tin khách hàng cần làm là gì, bạn lại mất công thực hiện các công đoạn hỏi thăm, đo thông tin, ghi chú,.. lại từ đầu. Sử dụng điện thoại để ghi chú cũng không giúp bạn cải thiện hơn, khi bạn có nhiều khách, nhiều mẫu mã bạn sẽ không thể nhớ hết khách họ cần mẫu như thế nào, bạn cũng mất thời gian để tìm kiếm lại thông tin khách hàng đã lưu. Còn nếu thay đổi sang phương pháp hiện đại, ứng dụng phần mềm - công nghệ, bạn chỉ cần vài click thì mọi thông tin lưu trữ, phân tích đầy đủ sẽ được thống kê ngay lập tức cho bạn.

Còn đối với những doanh nghiệp lớn hơn, các thao tác thủ công sẽ hoàn toàn bị gạt bỏ khi phần mềm sẽ giúp bạn quản lý/ theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên, không bị miss các đầu việc và chăm sóc khách hàng. Rộng hơn là thống kê doanh thu, kiểm soát kho hàng, tìm đối tác làm việc,.. 

Tất cả mọi giấy tờ, vấn đề đều gói gọn trong một chiếc máy, bạn chỉ cần mở ra, chọn nội dung mong muốn, nhập dữ liệu cần thiết và phần mềm, ứng dụng sẽ làm những thao tác còn lại.

Vậy thì tại sao bạn lại không áp dụng thử phương pháp này?

Gợi ý cho bạn phần mềm công nghệ T4T ERP dành riêng cho ngành thời trang với những tính năng chuyên sâu như quản lý đơn hàng, quản lý thiết kế - may đo, quản lý lịch hẹn với khách hàng, quản lý thông số khách hàng, quản lý kho,...

Trên đây là những bài học kinh nghiệm xương máu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng thời trang nào áp dụng cũng hiệu quả. Hãy tìm kiếm những phương pháp phù hợp với bạn, chúc bạn thành công!

Tin nổi bật trong ngày

Hướng dẫn sử dụng tin nhắn ZNS: Phân loại, gửi tin CSKH và Follow up (Hậu mãi)
22/08/2023
Dự đoán xu hướng “chuyển đổi số” của kinh doanh ngành thời trang năm 2023
29/11/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022