4 sai lầm cần tránh khi kinh doanh cửa hàng thời trang
Kinh doanh quần áo bây giờ không còn là một ngành nghề mới khi mà đi đến đâu chúng ta cũng không khó bắt gặp những cửa hàng thời trang mọc lên như nấm. Nhiều cửa hàng mở ra nhưng bên cạnh đó lại có nhiều những cửa hàng thua lỗ và phải đóng tiệm. Có những sai lầm mà tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất nhiều người bắt đầu kinh doanh gặp phải. Vì vậy, nếu không trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để kinh doanh thì rất dễ sẽ gặp phải những thất bại không đáng có.
Ở bài viết hôm nay T4T sẽ cũng bạn tìm hiểu những sai lầm cần tránh khi kinh doanh cửa hàng thời trang.
1. Nhập số lượng hàng hóa quá tải
Vấn đề đầu tiên khi kinh doanh quần áo mà ai cũng sẽ gặp phải là không biết mình nên nhập bao nhiều mặt hàng cho đủ. Liệu có ít quá hay nhiều quá hay không? Thành ra nhiều người bất chấp nhập về số lượng lớn, kết quả là không bán hết được và cũng không biết cách xử lý ra sao với số hàng tồn đó.
Kinh doanh thời trang là loại mặt hàng mang tính chất thời vụ, không thể mùa đông thì nhập quần áo cộc tay bán còn mùa hè thì bán áo khoác, quần lông được. Bên cạnh đó, cách để kinh doanh quần áo thời trang hiệu quả hơn đó là bạn cần phải luôn luôn tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng thời trang hiện tại để cửa hàng của bạn không bị cho là lỗi mốt và hàng tồn ngày một nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng đừng quên điều tra thật kỹ về khách hàng tiềm năng của mình và hiểu về thị trường, các đối thủ cạnh tranh để ước chừng được số lượng hàng hóa phù hợp.
2. Không có tính sáng tạo, độc đáo
Nghe có vẻ sai sai khi nhắc đến tính sáng tạo ở kinh doanh quần áo đúng không? Bạn có phải thiết kế thời trang đâu mà cần phải sáng tạo. Đúng vậy, bạn không phải thiết kế thời trang nhưng bạn vẫn cần một đầu óc sáng tạo để có thể phát triển cửa hàng của mình hơn.
Nói dễ hiểu hơn, nhiều người kinh doanh quần áo bắt đầu khởi nghiệp khi nghe đến con số thu nhập khủng từ những người đi trước. Và bạn cũng bắt đầu học theo mở cửa hàng như một phong trào mà không hề có tí sáng tạo hay mới mẻ và tất cả đều theo những lỗi mòn của người khác. Và đây là một điều vô cùng sai lầm mà nhiều người mắc phải. Sản phẩm bạn cung cấp đến cho khách hàng là những sản phẩm mang tính cạnh tranh thấp, đại trà. Cửa hàng quần áo rất nhiều đồng nghĩa với việc cạnh tranh mặt hàng này vô cùng khắc nghiệt. Bạn sẽ phải đối mặt với việc rằng rất nhiều cửa hàng có sản phẩm mà bạn cũng có nhưng họ lại bán với giá rẻ hơn cửa hàng của bạn.
Vì vậy, bạn nên có tính sáng tạo và cái đầu lạnh để có thể thay đổi khác với những lối mòn cũ, đại trà đó để tăng tính chất cạnh tranh hơn. Tạo những phong cách mới lạ, độc đáo hơn để thu hút khách hàng, và để họ luôn nhớ đến cửa hàng của bạn.
3. Thiếu chính sách chăm sóc khách hàng
Đây là sai lầm thường gặp ở các cửa hàng quần áo nhỏ nên rất ít người để ý tới và bỏ qua hoạt động này. Nhưng họ lại quên mất rằng chỉ cần bạn chăm sóc khách hàng tốt, có những chương trình khuyến mãi đặc biệt thì việc giữ chân khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và ngược lại. Bạn nghĩ sao khi vào một shop quần áo và gặp một bạn nhân viên không mấy nhiệt tình, mặt lúc nào cũng tỏ ra mệt mỏi và cũng chẳng hỏi han quan tâm khách hàng? Liệu bạn có cảm thấy vui vẻ và muốn quay trở lại shop quần áo đó nữa không?
Chăm sóc khách hàng là một chính sách vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nó đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
4. Không có tính cạnh tranh
Bạn mở một cửa hàng quần áo nhưng bạn lại kinh doanh chúng một cách hời hợt trong khi đây ngành mang tính cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu bạn muốn cửa hàng của mình có chỗ đứng trên thị trường bạn cần phải luôn luôn thay đổi và trở nên độc đáo. Không thể dậm chân một chỗ mãi vì đối thủ cạnh tranh có rất nhiều chiêu trò họ có thể dìm bạn chìm nghỉm ngay lập tức.
Dưới đây là hai kiểu cạnh tranh tiêu biểu nhất:
- Cạnh tranh về giá: Ai cũng muốn mua hàng giá rẻ nhưng lại cho rằng tiền nào của nấy. Tâm lý của khách hàng luôn mâu thuẫn như vậy. Nhưng không có nghĩa cạnh tranh về giá thì bạn sẽ bán chúng rẻ hơn bên đối thủ, cạnh tranh nhưng không được hạ thấp giá trị của mình. Thay vì vậy bạn sẽ có những chương trình khuyến mãi đặc biệt để khách hàng có thể nhớ đến cửa hàng nhiều hơn. Bạn cũng không nên vì cạnh tranh mà bán phá giá, nó có thể đem lại hiệu quả ngay nhưng đây không phải phương pháp về lâu dài.
- Cạnh tranh về chất lượng: Trái ngược với cạnh tranh về giá, phương thức này với những sản phẩm chất lượng tốt sẽ đi đôi với giá thành cao. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với phân khúc khách hàng có thu nhập ổn định cho đến cao. Còn với những có thu nhập thấp thì chưa chắc họ đã sẵn sàng bỏ ra một số tiền quá lớn. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ về khách hàng tiềm năng của mình